Giống TH3-3 có thể gieo cấy trong điều kiện vụ mùa trên những chân đất trồng cây vụ đông
2.1 Kỹ thuật làm mạ:
- Thời vụ gieo mạ: Vụ xuân- trà xuân muộn gieo từ 25/1-5/2.
Vụ mùa- trà mùa sớm: 25/5-10/6 hoặc mùa trung 10/6-5/7.
- Ngâm ủ: thóc giống khô đem xử lý trừ nấm bệnh (nước nóng 540C, hoá chất trừ nấm, bệnh trên hạt: farizan, nước vôi trong...). Sau khi xử lý, ngâm bằng nước sạch, 6 giờ thay nước 1 lần. Khi hạt hút no nước, đãi sạch, để ráo, ủ trong thúng, rá, bao vải thưa nhiệt độ 35-370C, đến khi bật mầm, ra rễ thì gieo.
- Lượng hạt giống cần cho 1 sào Bắc bộ (360 m2): 1-1,5 kg (tuỳ vụ). Nếu làm mạ dược cần diện tích dược mạ 50-60 m2; Mạ sân, mạ dầy xúc, mạ ném 5-7 m2, có thể gieo thẳng.
2.2 Kỹ thuật cấy và chăm sóc lúa:
- Ruộng cấy: Cày, bừa nhuyễn, bón phân lót, san phẳng mặt ruộng, làm rãnh thoát nước.
- Tuổi mạ: Mạ dược cấy khi có 4-5 lá; Mạ dầy xúc, mạ sân, cấy khi có 2,5-3,5 lá.
- Mật độ : Vụ mùa 40-45 khóm/m2, 3 dảnh/khóm; Vụ xuân 45-50 khóm/m2, 3 dảnh/khóm.
- Lượng phân bón: 5 - 10 tấn phân chuồng hoặc phân rác hữu cơ vi sinh + NPK theo tỷ lệ N:P:K=1:1:1 hoặc 1: 0,7: 1 hoặc 1: 0,5: 0,8 tuỳ theo loại đất và mùa vụ khác nhau: vụ mùa 90-120 kg N/ha, vụ xuân 120-150 kgN/ha, nên dùng các loại phân NPK hỗn hợp, hoặc phân vi sinh.
- Phương pháp bón:
+ Bón lót: 100% phân chuồng + lân + 20% đạm +20% kali + Vôi (nếu đất chua).
+ Thúc lần 1: sau cấy 5-7 ngày (vụ mùa), 12-15 ngày (vụ xuân), bón 40% đạm +30% kali.
+ Thúc lần 2: sau thúc 1 từ 7-10 ngày bón 30% đạm + 40% kali
+ Bón nuôi hạt: Khi lúa thấp tho trỗ bón hết lượng đạm và kali còn lại, có thể phun phân qua lá sau khi trỗ xong làm tăng độ mẩy hạt.
- Chế độ nước: Khi cấy để nước nông giúp cho thao tác cấy thuận tiện, cấy nông đều. Cấy xong giữ lớp nước mặt ruộng 5-7 cm cho lúa không bị héo và nhanh hồi xanh. Khi đẻ đủ nhánh hữu hiệu (ra lá thứ 9) thì rút cạn nước cho ruộng nẻ chân chim trong 18-22 ngày, khi lúa phân hoá đòng bước 6 thì tưới ngập 10-15 cm để lúa phân hoá đòng, trỗ bông và vận chuyển chất khô vào hạt, lúa chín sáp lại rút nước cạn để khi chín hoàn toàn thu hoạch thuận lợi.
- Các loại sâu bệnh cần phòng trừ: Bọ trĩ gây hại thời kỳ mạ và lúa non; Sâu cuốn lá, đục thân khi lúa con gái, đứng cái, bắt đầu trỗ; Bệnh bạc lá, khô vằn, đốm sọc vi khuẩn xuất hiện vào thời kỳ đứng cái, trỗ bông và tích luỹ vật chất về hạt. Cần theo dõi thường xuyên để phòng trừ kịp thời.