Giá bán: 15.000
Không chỉ là loại gia vị tuyệt vời cho các món nướng như thịt vịt, bò, heo quay nhờ hương vị đặc trưng mà cây mắc mật còn được xem là loại cây chữa được khá nhiều bệnh về đường tiêu hóa và giảm đau nhức rất hiệu quả.
Nếu bạn có dịp nếm thử các món ăn của dân tộc xứ lạng nhất là các món nướng như vịt hoặc lợn quay vv. Bạn sẽ nhận ra hương vị của những món ăn này không chỉ thơm ngon mà còn khá lạ do được sử dụng cùng một loại gia vị đặc trưng đó chính là lá mắc mật.
Hình ảnh cây mắc mật
Trên thế giới loại cây này được thấy nhiều ở các nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan còn tại nước ta cây mắc mật được trồng chủ yếu ở các tỉnh Tây Bắc đặc biệt ở Lạng Sơn. Cây mắc mật được trồng chỉ yếu ở các tỉnh phía tây bắc đặc biệt ở Lạng Sơn. Loại cây này còn có nhiều tên gọi khác như mác mật, hồng bì núi, cây nhâm hôi vv. Trong khi quả của chúng với hương thơm độc đáo rất hợp để làm món măng ớt thì lá mắc mật lại mang lượng tinh dầu thơm đến lạ ăn có vị chát chát the the rất hợp với các món nướng.
Tuy nhìn hình dáng cây và quả không khác gì cây nhãn, quả cũng mọc thành từng chùm nhưng mắc mật lại thuộc họ cam. Đây là loại cây sinh trưởng ở độ cao khoảng 500m nơi có nhiệt độ trung bình khoảng 20-23 độ C. Cây mắc mật trưởng thành có chiều cao trung bình từ 5-8m. Loại cây này ưa sáng và có khả năng chịu hạn khá tốt. Lá mắc mật là dạng lá kép lông chim có màu xanh đậm. Mặt trên có màu căng bóng còn mặt sau có lớp lông mỏng.
Một năm cây mắc mật ra lộc 2 lần một năm. Qủa có dạng hình tròn mọc thành chùm khá giống quả hồng bì nhưng to hơn. Qủa còn non màu xanh khá chát nhưng khi chín có vị khá ngọt đặc trưng. Một cây mắc mật trưởng thành một năm có thể cho thu hoạch đến 40-50kg/cây.
Cây mắc mật được trồng chủ yếu hiện nay bằng 2 phương pháp là trồng bằng hặt hoặc trồng bằng phương pháp ghép cây.
Trồng từ hạt: Đầu tiên bạn cần chọn hạt giống khỏe mạnh từ những cây co thu hoạch cao và không sâu bệnh. Sau đó ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng nửa ngày và tiến hành đem gieo vào bầu đất giàu dinh dưỡng. Đặt bầu ở nơi thoáng mát và giữ ẩm thường xuyên cho đến khi nảy mầm thành cây con. Sau khoảng vài tháng bạn có thể đem trồng xuống đất được.
Trồng bằng phương pháp ghép cây: Nếu so với phương pháp trồng bằng hạt thì phương pháp trông ghép có thời gian sinh trưởng nhanh hơn nhiều. Chọn cành ghép là những cây mẹ khỏe mạnh không sâu bệnh có cành bánh tẻ khoảng 1-1,5cm có sức sinh trưởng tốt để ghép. Cành ghép có khoảng 4, 5 chồi non cắt vát hai bên đầu cành ghép vào cành ghép gốc. Sau 20 ngày đã bắt đầu đâm rễ ở phần ghép. Sau 6 tháng đã có thể đem ra vườn trồng.
Cây mắc mật có khả năng chịu hạn khá tốt nên có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau kể cả trên đất đỏ bazan. Đất trồng phải dày ít nhất 60cm và tơi xốp thoát nước tốt.
Do tán của cây mắc mật khá cao và thường được trồng làm cây che bóng nên khoảng cách trồng cũng nên cách ít nhất 5m. Hố trồng cây cần chuẩn bị đào có kích thước ít nhất từ 50x50x50cm. Trước khi trồng mắc mật bạn nên dọn sạch sẽ đất trồng để loại bỏ rác và cỏ dại. Bón lót vào mỗi hố một lượng phân chuồng hoai mục kèm phân Lân và một chút vôi bột khử trùng. Sau 1 tháng có thể trồng cây con giống vào được.
Sau khi đã ủ phân bón lót 1 táng khử trùng bạn tiến hành dùng dao đào một lỗ nhỏ ở giữa hố trồng cũ. Kích thước hố bằng bầu đất trồng. Đặt nhẹ nhàng cây xuống hố và lấp đất lại kín cổ rễ. Dùng tay lèn chặt phần cổ và tưới bổ sung nước ngay
Với cây con giống còn yếu lúc mới trồng bạn có thể cắm thêm cọc để cố định cây con giống tránh gió mưa làm đổ.
Cây mắc mật tuy có khả năng chịu hạn tốt nhưng để cây sinh trưởng và phát triển tốt nên tưới nước thường xuyên nhất là thời kì mùa khô.
Do bộ tán của cây mắc mật phát triển khá to khỏe. Chỉ sau 1 năm rưỡi trở ra cành của chúng đã phát triển khá tốt với nhiều cành nhánh. Định kì một năm cắt tỉa 1-2 lần để tạo tán cho bộ khung. Loại bỏ những cành vượt cành sâu bệnh còi cọc chỉ để lại những cành khỏe mạnh nhất để trồng.
Cây mắc mật sau khi trồng 1 tháng rễ mới đã phát triển. Lúc này bạn cần bón phân đạm 1 tháng một lần. Trong 2 năm đầu trồng định kì hàng năm bón 2 lần với một lượng phân bón NPK khoảng 0,5 kg một cây. Sau mỗi năm bạn tiến hành tăng lượng phân bón thêm 10%.
Phòng trừ sâu bệnh cho cây:
Do lá cây mắc mật có hàm lượng tinh dầu khá nhiều và hắc nên ít sâu bệnh đến phá. Tuy nhiên để cây phát triển tốt thì cần kiểm tra theo dõi để phòng ngừa kịp thời sâu bệnh hại làm ảnh hưởng đến sức khỏe của cây nhất là thời kì thu hoạch quả. Định kì làm sạch vườn và nhổ sạch cỏ dại để không cạnh tranh chất dinh dưỡng với cây.
Thu hoạch quả mắc mật:
Sau khi trồng cây mắc mật thì đến năm thứ 3 cây bắt đầu cho thu hoạch quả. Quả mắc mật có dạng cầu tròn mọc thành chùm khi chín có màu hơi vàng mọng nước. Cây thường chín vào khoảng tháng 6,7 hàng năm. Sau khi thu hái đem bảo quản ở nơi thoáng mát. Có thể dùng luôn quả làm gia vị ngâm với muối ớt hoặc tác vỏ lấy hạt phơi khô xay thành bột để kho cá vv.
Ý kiến bạn đọc