CÂY CAM VINH CÂY CAM VINH          Cây giống Cam Vinh: Cắt miếng Cam Vinh thơm lừng đưa vào miệng để tận hưởng vị ngọt thanh, đậm đà như đọng lại đó vị thanh thoát của đất trời tự nhiên, vị mặn mòi, quyến luyến về sau của những giọt mồ hôi thánh thót trên đồng. Vị của cam Vinh, vị của ân tình.
         Cam Vinh - Đặc sản nổi tiếng không còn xa lạ với bất kỳ ai, dưới bàn tay nâng niu chăm sóc của người con Xứ Nghệ, nơi đây dù có khô cằn, nắng gió nhưng những trái cam Vinh nơi này vẫn toát lên được hương vị đặc trưng mà các vùng đất khác không thể so sánh được.
         Đặc trưng nổi bật của những trái cam Vinh đó là hương thơm nồng, vị thanh mát, tuy không bắt mắt, hấp dẫn nhưng những khách hàng dù khó tính nhất nếu đã thưởng thức cam Vinh một lần thì chắc chắn sẽ không bao giờ có thể nhầm lẫn với bất kỳ trái cam nào khác được ! "
a35 Hạt, cây con giống 25.000 Số lượng: 0 Cây
  • CÂY CAM VINH

  • Đăng ngày 30-05-2019 09:20:54 PM - 621 Lượt xem
  • Giá bán: 25.000

  •          Cây giống Cam Vinh: Cắt miếng Cam Vinh thơm lừng đưa vào miệng để tận hưởng vị ngọt thanh, đậm đà như đọng lại đó vị thanh thoát của đất trời tự nhiên, vị mặn mòi, quyến luyến về sau của những giọt mồ hôi thánh thót trên đồng. Vị của cam Vinh, vị của ân tình.
             Cam Vinh - Đặc sản nổi tiếng không còn xa lạ với bất kỳ ai, dưới bàn tay nâng niu chăm sóc của người con Xứ Nghệ, nơi đây dù có khô cằn, nắng gió nhưng những trái cam Vinh nơi này vẫn toát lên được hương vị đặc trưng mà các vùng đất khác không thể so sánh được.
             Đặc trưng nổi bật của những trái cam Vinh đó là hương thơm nồng, vị thanh mát, tuy không bắt mắt, hấp dẫn nhưng những khách hàng dù khó tính nhất nếu đã thưởng thức cam Vinh một lần thì chắc chắn sẽ không bao giờ có thể nhầm lẫn với bất kỳ trái cam nào khác được ! "

Số lượng

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY CAM VINH

Chọn cây giống ghép, đảm bảo tiêu chuẩn trồng và đúng giống, qui cách 60-80 cm, cây xanh tốt, không vàng lá, sâu bệnh

  1. Thời vụ trồng:
    – Miền Bắc: Vụ Xuân tháng 2, 3, 4. Vụ Thu trồng trong tháng 8 – 10.
    Đặt bầu cây thẳng đứng và cao hơn mặt đất ở giữa hố đã đào, nén chặt đất và tưới nước giữ ẩm. Trồng xen cây họ đậu khi cây cam còn nhỏ.
    2. Làm đất, đào hố, bón phân:
    Trước khi trồng, cày cuốc sâu 20 – 30 cm, bừa nhỏ và phẳng, nhặt hết cỏ. Đào hố rộng 60cm – 80cm, sâu 60cm. Lượng phân bón cho 1 hố như sau: Phân hữu cơ 30 – 50kg, super lân 250 – 300kg, kali 200 – 250gr + 1kg vôi bột trộn đều với lớp đất mặt. Việc đào hố, bón lót phải chuẩn bị xong trước khi trồng 1 tháng.
    3. Mật độ, khoảng cách trồng:
    Tuỳ theo giống, đất đai, khí hậu, địa hình để xác định khoảng cách trồng có thể 5m x 4m, 4m x 4m, 3m x 4m. Mật độ tương ứng các khoảng cách này là 500 cây/ha, 620 cây/ha và 830 cây/ha.
    4. Chăm sóc vườn cam, quýt:
    – Làm cỏ: Thường xuyên làm sạch cỏ dại cho vườn cam, quýt.
    – Bón phân: Lượng phân bón tính theo tuổi và tuỳ tình hình sinh trưởng của cây theo 2 thời kỳ: cam, quýt chưa có quả (từ 1 đến 3 năm tuổi) và cam quýt đã có quả (từ 4 năm tuổi trở đi).
Tuổi cây Phân chuồng / cây (kg) Urê / cây (kg) Super lân / cây (kg) Clorua Kali / cây (kg)
Từ 1 – 3 năm tuổi 20-25 0,2-0,3 0,5-0,7 0,2
Từ 4 – 6 năm tuổi 25-50 0,5-0,6 0,8-1,2 0,3
Từ 7 – 8 năm tuổi trở đi 60-90 0,8-1,0 1,2-1,5 0,5

– Thời vụ bón cho vườn cam đang có quả: Bón làm 4 đợt trong năm:
+ Đợt 1: Bón vào tháng 9 – 11, 100% lượng phân hữu cơ, lân, vôi.
+ Đợt 2 (bón đón hoa, thúc cành Xuân): từ ngày 15/1 – 15/2 bón 40% lượng đạm urê + 30% lượng kali.
+ Đợt 3 (bón thúc quả, chống rụng quả): Tháng 5 bón 30% lượng đạm urê + 40% lượng kali.
+ Đợt 4 (bón thúc cành Thu và tăng khối lượng quả) Tháng 7 – 8, bón 30% lượng đạm + 30% lượng kali. Nếu có điều kiện, sau khi cam đậu quả 10 – 15 ngày phun phân bón qua lá phức hữu cơ Pomior 4 lần, mỗi lần cách nhau 1 tuần.
– Phương pháp bón phân:
– Bón lót: Đào rãnh quanh tán lá sâu 20 – 30cm, rộng 30 – 40cm, cho phân hữu cơ, lân, vôi xuống lấp đất lại, ủ rơm rạ.
– Bón thúc: Xới nhẹ đất theo tán cây sau đó rắc phân, rồi tưới nước cho cây để phân ngấm vào đất.
5. Phòng trừ sâu bệnh cho cam, quýt:
a.  Sâu vẽ bùa: Phá hại quanh năm nhất là từ tháng 4 đến tháng 10.
– Phòng trừ: Phun cho các đợt lộc của cây từ 1 – 2 lần bằng 1 trong các loại thuốc sau đây: Sumisizin pha đồng độ 0,1%, Decis pha nồng độ 0,1%, Sherpa pha nồng độ 0,1% Padan pha nồng độ 0,1 – 0,2%, Nicotex, Supracide nồng độ 0,1-0,2%.
b. Nhện đỏ: Hoạt động quanh năm, nhiều nhất là mùa Đông và mùa Xuân phá hoại cành lá non và quả.
– Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc sau đây để phun: lưu huỳnh vôi (Vụ Hè Thu: 0,2-0,30 Bô mê, Vụ Xuân: 0,5 – 10 Bômê), Kentan pha nồng độ 0,1%, Danitol – S 50EC pha nồng độ 1%, Monocrotophos 56% pha nồng độ 0,1 – 0,2%, Methamidsphos 600 dạng nước nồng độ pha 0,2%.
c.  Sâu đục cành: Sâu bắt đầu phá từ tháng 5 và tháng 6. Trên 1 cây có thể có hàng chục con sâu đục cành, nếu 2 – 3 năm liền bị hại thì cây sẽ mau chết.
– Phòng trừ: Dùng vợt để bắt khi chúng bắt đầu vũ hoá, dùng rơm, rạ, Ofatox pha nồng độ 0,1% quất chặt thâ cây và cành to, khi xén tóc chiu ra gặp thuốc sẽ chết.
 + Trừ sâu non: Dùng ống tiêm bơm thuốc Ofatox hoặc SumisiZin pha nồng độ 1/200 hoặc 1/100, Monito nồng độ 0,2% vào đường hầm của sâu non rồi dùng đất sét bịt kín lỗ lại.
 d. Rầy chổng cánh: Đây là môi giới truyền bệnh vàng lá cam, một bệnh nguy hiểm trong sản xuất cam, quýt hiện nay.
– Phòng trừ: Dùng 1 trong các loại thuốc Bassa 50EC (pha nồng độ 0,2%) Applaud – Mipcin pha nồng độ (0,2%), Shrezol pha nồng độ 0,2% phun cho các đợt lộc của cây, mỗi đợt lộc 2 lần (lần đầu khi cây phát lộc, lần 2 khi lộc ra rộ).
e. Ruồi đục quả: Dùng bẫy bả để diệt là chủ yếu. Pha Methyl. Euzennol loãng cùng với Nales 5% bôi vào mặt cắt quả cam, quýt đổ bôi lên cây dẫn dụ và diệt ruồi đực, ngoài ra có thể phun Dipterex 0,05%.
f. Bệnh loét: Bệnh do vi khuẩn Xanthomonas Citri hại lá, cành, quả, gai, lá bị loét nặng sẽ mau rụng, quả bị bệnh có thể rụng nhưng phần lớn các quả bị bệnh dễ thối.
– phòng trừ:
+ Làm vệ sinh vườn ươm, vườn sản xuất cam, cắt bỏ cành bị bệnh đem đốt.
+ Diệt sâu vẽ bùa trong các tháng mùa hè để tránh vi khuẩn xâm nhiễm theo vết đục của sâu non.
+ Phun 1 trong các loại thuốc: Booc-đô nồng độ 1%, Zineb nồng độ 0,5 – 1%, Casuran nồng độ 1%.

Chúc bà con thành công!

     

 

  Ý kiến bạn đọc

Sản phẩm cùng loại

Cây giống Mắc mật

Giá Bán: 15.000

CÂY GIỐNG NHO NGÓN TAY

Giá Bán: 100.000

CÂY GIỐNG KHẾ NGỌT

Giá Bán: 20.000

CÂY GIỐNG BƠ 034

Giá Bán: 50.000

VÚ SỮA TÍM

Giá Bán: 50.000

CÂY SƯA

Giá Bán: 10.000

Rau hữu cơ

Sản phẩm nổi bật
Thông tin nổi bật
Thống kê website
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay716
  • Tháng hiện tại47,017
  • Tổng lượt truy cập4,740,116

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây