Quy trình trồng dưa lưới (Cucumis melon L.) trên giá thể trong nhà màng áp dụng tưới nhỏ giọt

Thứ tư - 26/06/2019 22:46
  1. Chuẩn bị cây con

– Sử dụng các khay ươm cây để gieo hạt. Khay ươm thường làm bằng vật liệu xốp, có kích thước dài 50 cm, rộng 35 cm, cao 5 cm (có 50 lỗ/khay).

– Sử dụng mụn xơ dừa hoặc trộn với tro trấu và phân hữu cơ để làm giá thể gieo hạt.

– Mụn xơ dừa: phải xử lý chất chát (tanin) trước khi trồng. Xử lý bằng cách ngâm và xả, thời gian xử lý là 7 – 10 ngày (lúc này nước xã đã trong) thì đem trồng được.

– Phân hữu cơ: sử dụng phân trùn quế hoặc phân chuồng đã hoai mục. Phân này đã được xử lý nguồn bệnh bằng Tricoderma (Dùng 500gr Tricoderma pha với 150 – 200 lít nước cho 5-6 khối phân chuồng rồi tưới hoặc phun xịt đều dịch pha lên đống ủ. Ủ bạt để giữ ẩm và giữ nhiệt từ 10-15 ngày. Định kỳ đảo trộn để đảm bảo bào tử phân tán đều và cung cấp oxy).

– Giá thể: dùng gieo hạt gồm phân phân hữu cơ, mụn xơ dừa và tro trấu đã qua xử lý và được phối trộn theo tỷ lệ 70% mụn xơ dừa + 20% phân hữu cơ + 10% tro trấu, giá thể được cho vào đầy lỗ mặt khay, sau đó tiến hành gieo 1 hạt/lỗ.

Hình: Cách vào giá thể trong khay xốp gieo hạt

Hình: Hạt dưa lưới gieo sau 5 ngày

– Tiêu chuẩn cây giống: Ngày gieo ươm từ 10 – 15 ngày, chiều cao cây 12 – 15 cm, đạt 2-3 lá thật. Cây khoẻ mạnh, không dị hình, không bị dập nát, ngọn phát triển tốt, không có  các biểu hiện nhiễm sâu bệnh.

     2. Chuẩn bị giá thể trồng

Giá thể được sử dụng là mụn xơ dừa phối trộn với phân hữu cơ (phân trùn quế,phân bò hoai,phân gà hoai,…) với tỷ lệ 80 mụn xơ dừa + 20 % phân hữu cơ.

Mụn xơ dừa, trước khi trồng cần phải xử lý tanin. Sử dụng hồ chứa để xử lý mụn xơ dừa bằng cách ngâm và xã, sáng bơm nước vào hồ đến đầy, chiều xã sạch nước, thời gian xử lý từ 7 – 10 ngày (lúc này nước xã đã trong) thì đem trồng được.

                                                 Hình: Mụn xơ dừa sau khi xử lý tanin

     3. Trồng và chăm sóc

* Trồng cây: Nên trồng vào buổi chiều mát, khi trồng đặt cây nhẹ nhàng để tránh tổn thương cây con, không nén quá chặt. Sau khi trồng phải tưới nước ngay để cây không bị héo. Cần trồng dự phòng 5-10% cây con đúng tuổi để dặm.Trồng và chăm sóc

Đối với trồng túi nilon: trồng 1 cây/túi

*Mật độ, cự ly trồng:

– Mùa khô: trồng hàng kép: hàng x hàng=1,4 m, cây x cây= 40 cm, mật độ: 2.500 – 2.700 cây/1000 m2.

– Mùa mưa: trồng hàng kép,  cây x cây 50 cm, hàng x hàng 1,4 m,  mật độ 2.200 – 2.500 cây/1000 m2.

Từ 7-10 ngày sau trồng tiến hành kiểm tra trồng dặm lại các cây bị chết.

Hình: Kiểu trồng dưa dưới trồng túi ni lông trong nhà màng

* Tưới nước và bón phân

– Tưới tưới: sử dụng nước giếng khoang hay nước song suối, pH từ 6 -7, nước không mặn, không phèn.

– Loại phân bón sử dụng:

Các phân như KNO3, MgSO4, K2SO4, (NH4)2SO4, Ure, KH2PO4, Ca(NO3)2 thường được hòa tan vào nước thành dung dịch dinh dưỡng tưới cây. Trong các loại phân này phải đảm bảo chứa đủ các nguyên tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây. Đó chính là K, N, P, S, Ca, Mg. Đa số các loại phân bón này là phân vô cơ, dễ tan trong nước, chúng thường ở dạng rắn (dễ bảo quản hơn so với phân dạng lỏng).

– Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ thống tuới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và giai đoạn sinh trưởng của cây để xác định nồng độ dung dịch tưới phù hợp.

+ Chế độ tưới cho dưa lưới được thực hiện như sau:

Giai đoạn Số lần tưới (lần/ngày) Thời gian tưới (phút/lần) Lượng nước (lít/bầu/ngày)
Trồng – 14 ngày 7 4 1,04
Trồng 15 ngày – ra hoa 9 6 2,0
Đậu quả – thu hoạch 10 7 2,6

–  pH cho dịch tưới: từ 6 – 6,8

* Chăm sóc

– Khi trồng được 7 – 10 ngày, bắt đầu treo dây cố định cây, đến giai đoạn ra hoa tiến hành thụ phấn bằng Ong hoặc thụ phấn thủ công cho dưa lưới:

Thụ phấn thủ công: thụ phấn bằng thủ công là lấy bông đực để chụp vào bông cái, thụ từ lúc sáng sớm và thụ trước 9h sáng để đảm bảo hạt phấn còn sống.

Sử dụng Ong mật để thụ phấn, thả 1 thùng Ong/1000 m2 (thùng Ong có 3 cầu).

– Tỉa bỏ các cành nách để tạo thông thoáng, hạn chế sâu bệnh và sự tiêu hao dinh dưỡng.

– Mỗi cây để lại từ 1- 4 quả, để quả ở lá thứ 9 – 15. Sau đó tỉa hết các cành nách tạo thông thoáng và hạn chế sự tiêu hao dinh dưỡng. Sau khi quả có đường kính từ  2 – 4 cm thì tiến hành hãm ngọn (lúc này cây đã có lá thứ 23- 25, tương đương khoảng 40 ngày sau trồng) để cây tập trung dinh dưỡng nuôi quả.

 

           Hình: Bấm ngọn bên, bấm chừa lại 2 lá

     4. Thu hoạch

Cây sau khi trồng khoảng 65 ngày, lưới đẹp, trên cuốn xuất hiện nhiều vết nứt là thu hoạch được.

Hình:  Dưa lưới đạt tiêu chuẩn thu hoạch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Rau hữu cơ

Sản phẩm nổi bật

Hàng khô

Thống kê website
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay716
  • Tháng hiện tại46,908
  • Tổng lượt truy cập4,740,007
Thông tin nổi bật

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây